Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXIV Mùa Thường Niên (Lc 8,4-15) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 8,4-15

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : 1 Cr 15,35-37.42-49

Sự chống đối giữa các người Côrintô và Phaolô đã khai mào phần lớn từ hai dọng não trạng khác nhau (hai quan điểm về con người ).

Người Hy Lạp (và các người Tây phương nói chung) có một quan điểm theo quyết nhị nguyên, phân rẽ thể xác khỏi linh hồn, đến nỗi nói linh hồn có một cách sống tự lập nào đó.

Ngược lại, người Do thái có quan niệm thống nhất về con người xác và hồn lành nên "con người”. Thiên Chúa cứu chuộc trọn vẹn con người.

Phaolô khai mào cuộc tranh luận : "Các kẻ chết sẽ sống lại cách nào ?” Ở đây không đề cập về sự kiện của việc sống lại mà chỉ nói sống lại ‘cách nào”. Để giải đáp cho các người đặt vấn nạn, Phaolô sẽ dùng ba luận cứ :

1. So sánh với hạt giống.

Đồ ngốc ! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là thân cây sẽ mọc lên như là một hạt. trơ trụi.

Đúng, nếu chúng ta biết nhìn ngắm vũ trụ hữu hình, chúng ta thấy ngay dẫu chứng quyền năng Thiên Chúa và sự loan truyền của việc sống lại : hàng triệu hạt giống đầy sinh lực mục nát dưới đất và như chết hẳn trong giá lạnh mùa đông nhưng mùa xuân và mùa hè đang sửa soạn. Đức Giêsu đã dùng hình ảnh hạt lúa gieo xuống đài “mục nát đi" để diễn tả ý thức về sự chết và sự sống lại của Người. Người cũng nói : “ Hãy xem cây cối khi nó đâm chồi nẩy lộc là sắp đến mùa hè, mùa đẹp nhất. Đúng vậy, con tin, con hy vọng ! Xin Người hãy đến !

2. Suy tưởng về “phẩm chất” của xác sống lại.

Khi gieo xuống là thân hư nát... Khi sống lại thì bất diệt. Khi gieo xuống là thân hèn hạ... Khi sống lại là thân đầy sinh lực. Khi gieo xuống là xác phàm nhân... Khi sống lại là xác phàm nhân…khi sống lại là xác thần thiêng.

Cuộc so sánh về hạt giống còn tiếp diễn : hạt đã "mọc lên” rồi thì khác hẳn hạt đã gieo xuống. Không phải một hạt lúa mọc lên, nhưng là một thân cây xanh tươi ... Không phải là hạt dẻ. Cuộc so sánh đơn giản nhưng rất mạnh nghĩa.

Tất cả các thắc mắc của ta, tựu trung đều xuất hiện từ đó : Chúng ta chưa thể tưởng tượng ra thế nào là một thân xác được sống lại. Này đây, với Thánh Phaolô, ta hãy đẹp đi các lối diễn tả lố bịch. Hãy chiêm ngắm thiên nhiên và nhận ra quyền năng diệu kỳ của Thiên Chúa trong thiên nhiên. Hãy tin cậy vào Người !

Sau ngày sống lại, chúng ta sẽ là "những người khác" với hôm nay, mà còn tốt đẹp hơn. Cái gì xấu sẽ nên đẹp hơn, cái gì yếu đuối sẽ nên mạnh mẽ, tội lỗi trong ta cuối cùng sẽ trở nên thánh thiện. Nhưng thực tế chúng ta có ước mong những điều đó không ? Hay là cuộc sống trần gian đã làm ta thoả thích rồi ? Phải chăng chúng ta là người ước xa trông rộng ? Phải chăng chúng ta đây hành động để chuẩn bị cho cuộc sống lại mai hậu ? Trong ta, và chung quanh ta ?

3. Luật cứ theo kiểu triết học về "nguyên lý sự sống” của con người.

Người thứ nhất, Ađam, bởi đất mà ra thì thuộc về đất có một thân xác con người. Còn. Người thứ hai, Đức Kitô, thì từ trời mà đến, có một thân xác thần thiêng.

Ta thường nói là Ađam đã lãnh nhận một nguyên lý sự sống thuần túy nhận loại "một tinh thần". Trong khi đó Đức Kitô, có nguyên lý sự sống là thần linh "Thần Khí”, và Thánh Phaolô, theo gót Đức Kitô, nói rằng Người từ trời mà xuống chứ không phải từ đất mà ra.

Theo bản chất, con người không bắt buộc phải sống lại. Tự nhiên, con người là loài hay chết. Nhưng con người đã lãnh nhận Thần Khí, để được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa.

Bài đọc II : 1 Tm 6,13-16

Con thân mến, trước mặt Thiên Chúa, Đấng làm cho muôn vật được sống…

Tôi ở trước mặt Thiên chúa, Đấng hằng sống !

Cảm động biết bao, an bình thâm sâu biết bao, vui mừng phấn khởi biết bao, và cũng yêu sách biết bao, đòi chúng ta phải đáp lại bằng tình yêu. . . Nếu thực sự chúng ta nghĩ đến rằng chúng ta sống "trước mặt Thiên Chúa Đấng làm cho được sống !"

Và trước mặt Đức Giêsu Kitô, Đấng đã làm trước mặt Phongxiô Philatô tuyên xưng thẳng thắn...

Quang cảnh đáng thán phục ? Sự khiêm tốn tuyên xưng đức tin của chúng ta, có được gương mẫu của chính Chúa Giêsu, khi người tuyên xưng trước mặt Philatô. Tôi chiêm ngắm chứng tá tốt đẹp của Chúa Giêsu khi người đứng trước những kẻ xét đoán Người : Nước Tôi không thuộc thế gian này…Dầu vậy, Tôi là Vua... Tôi sinh ra và đến trong thế gian là để làm chứng về chân lý... ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi (Ga 18,3 6) .

Mọi cuộc tìm kiếm chân lý là sự chân thực của giáo thuyết và luân lý đều là cuộc tìm kiếm Chúa Giêsu.

Mỗi lần tôi ngay thẳng thực hiện bổn phận đời tôi, mỗi lần tôi xác quyết những xác tín của tôi, tôi giống Chúa Giêsu và tôi ở trước mặt Chúa Giêsu. Đến lượt tôi, Người nhìn tôi là một chứng nhân của chân lý.

Cha chỉ thị cho con : Con hãy giữ gìn huấn lệnh đó cho tinh tuyền và không thể trách được cho tới ngày Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô lại đến.

“ Giới lệnh của Chúa" chúng ta đã biết là : “ Người hãy yêu. Trọn cuộc sống Kitô hữu , người ta có thể nói : Trọn đời sống con người là đó.

“ Ai yêu thương là nhận biết Thiên Chúa”.

“ Thiên Chúa là tình yêu”.

Một ngày trọn vẹn khi ngày đó trọn đầy tình yêu . Một ngày rỗng trống, nếu không có tình yêu. Bất kể mọi lời nói đẹp một đời "vắng bóng tình yêu” là một đời không có Thiên Chúa.

Yêu thương là tỏ bày Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu Không yêu thương là khước từ Thiên Chúa dầu cho người ta không nói ra ngoài miệng. Thánh Phaolô mời gọi Timôtêô sống trong tình yêu, trong giới lệnh của Chúa Giêsu, trong khi chờ đợi Chúa Kitô tỏ hiện đầy đủ. Khi cuối cùng tình yêu

sẽ nở rộ và thành toàn !

Tới thời đã định. Đấng phúc lộc và quyền năng duy nhất sẽ tỏ ra Người là Thiên Chúa, Vua các vua và Chúa các chúa.

Đây lại là một thánh ca phụng vụ nữa nở ra như một tiếng reo vui. Luôn luôn, tâm hồn Thánh Phaolô hoan hỉ và nồng. cháy, khi ngài nghĩ tới Thiên Chúa. Điều đó trở thành một lời hô hoán, một khúc ca, một “tụng ca, một lời ca ngợi vinh quang”.

Trong thế giới thời Thánh Phaolô, các vua chúa được thần hóa và tự nhận những tước hiệu tối cấp này : “ Vua các vua !" Khi mạnh mẽ chống lại những tôn thờ ngoại giáo này, Phaolô dạy chúng ta : chỉ dành cho Thiên Chúa niềm tin tưởng tuyệt đối của chúng ta mà thôi : không một quyền lực phân loại nào, không một ý thức hệ nào đáng cho chúng ta thần phục không điều kiện. Chỉ một mình Thiên Chúa là Chúa !

Đấng độc nhất trường sinh bất tử. Người ngự trong ánh sáng siêu phàm, không một ai trong loài người đã xem thấy, hay có thể xem thấy : vinh dự và quyền năng cho Người muôn đời. Amen.

Thật hiển nhiên là các vua, như mọi người, đều phải chết ? Thật rõ ràng là các nền văn minh đã tiêu tan ! tương lai tuyệt đối duy nhất chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa bất tử, vô phương đạt tới, vĩnh cửu... những đặc tính ấy được tặng ban cho loài người trong Chúa Kitô. Chúng ta có chú ý rằng đó là đức tin của chúng ta không ?

Lạy Chúa xin cảm tạ, vinh dự và quyền năng vĩnh cửu cho Chúa. men.

BÀI TIN MỪNG : Lc 8,4-15

Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo.

- Thì có hạt rơi xuống vệ đường : người ta giẫm lên và chim trời đến ăn mất.

- Có hạt rơi trên đá : và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt.

- Có hạt rơi vào giữa bụi gai : gai cũng mọc lên, làm nó chết nghẹt.

Gieo hạt giống như thế, thật là đổ mồ hôi, sôi nước mắt ! mọi quan niệm về Đấng Cứu Thế nơi người Do Thái đều mong chờ một sự biểu lộ rõ ràng và nhanh chóng từ nơi Thiên Chúa. Đức Giêsu có vẻ làm cho họ mất hứng. "Nước Thiên Chúa " là mầm thất bại... giữa những khó khăn chồng chất, nó tiến triển cách rất vất vả khó nhọc. Cần phải nhiều kiên nhẫn ! Như Đức Giêsu, tôi có nhìn thẳng nào những khó khăn của đời sống cá nhân . . . môi trường gia đình hay nghề nghiệp . . .đời sống Giáo hội không ?

Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm.

Matthêu và Mác-cô nói tới năng suất sai biệt theo đặc tính của đất : hạt được ba mươi... hạt được sáu mươi ... hạt được một trăm…

Còn Luca chỉ thích một năng suất : năng suất cao nhất ! mỗi hạt sinh lợi được một trăm hạt khác !

Một lần nữa, Luca dùng một thí dụ đẹp để thích nghi Tin Mừng : Ông không chỉ chăm chú mô phỏng từng lời những chi tiết vụn vặt của các kẻ đi trước. Tin Mừng luôn sống động. Cần giữ điều cốt yếu của sứ điệp, còn mỗi người giảng truyền có thể mặc cho Tin Mừng một sức sống mới. Luca thừa hưởng một kinh nghiệm lâu hơn trong nếp sống của Giáo hội và có thể nhấn mạnh điểm này hay điểm khác, theo những nhu cầu cộng đoàn mà các ông muốn nhắn gửi.

Chẳng hạn, ở đây, khi bàn về sự lớn mạnh của Nước Thiên Chúa, ông ghi nhận từ cái “không có gì” đến “ có tất cả"... từ tình trạng thất bại hoàn toàn của hạt giống đến sự thành công trọn vẹn mà hạt giống đem lại. Bởi vì, khác với Matthêu và Máccô, ông chỉ muốn nhấn mạnh đến thái độ bền vững trong thất bại.

Ai có tai thì nghe.

Đức Giêsu, mời gọi sự chú ý. Ta biết rõ điều đó, nhưng vẫn có thể đứng ngoài lề... không lắng nghe lời Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con trau dồi khả năng chú ý, thinh lặng mỗi ngày thêm tinh tế phong phú để lắng nghe.

Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn đề họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu.

Thiên Chúa không đối xử bất công. Nhưng người tôn trọng tự do. “ Phán quyết" của Thiên Chúa thường không hiển nhiên đến nỗi có thể đòi buộc ta phải tán đồng. Đó là một trong những tư tưởng của Pascal : "Có đủ ánh sáng để soi chiếu cho những người được quyền chọn và đủ bóng tối để khuất phục họ. Có đủ bóng tối để làm mù lòa những kẻ bị phạt đầy, và đủ ánh sáng để kết án họ và bọn họ trở thành những kẻ không thể dung thứ được" (443). Nếu có một Thiên Chúa, thì người tuyệt đối không thể cảm nhận được... Do đó, ta không có khả năng nhận biết Người là ai, hay Người có hiện diện không ". Ai sẽ khiển trách Kitô hữu không thể biện minh cho lòng tin của mình hay phổ biến một tôn giáo mà họ không thể biện minh. Nếu chứng minh được, thì họ đâu cần phải giữ Lời. Chính vì thiếu bằng chứng nên họ cần có cảm thức” (343). Đức Giêsu đã không muốn chiến thắng bằng cách dùng sức mạnh !".

Hạt giống đi vào đất tốt : đó là những kẻ nghe Lời Chúa với tấm lòng cao thượng và quảng đại rồi nắm giữ là nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.

Kiên nhẫn ! Đó là một trong những giá trị đẹp nhất của con người. Nước Thiên Chúa không phải là một "vẻ hào nhoáng"

ồn ào và đột xuất : nó đến trong vẻ bình thường và thầm lặng

của mọi ngày; dưới sự nâng đỡ bền bỉ của những thử thách, thất bại.

Để khám phá ra Thiên Chúa nhiều hơn, để buộc vào trong mầu nhiệm của Người, mỗi ngày cần phải thực hành điều ta đã khám phá về người, với sự kiên nhẫn đó là điều kiện để tiến xa hơn vào trong tình thân mật với Người.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Thánh sử Lu-ca viết về dụ ngôn người gieo giống theo bố cục như sau :

­ Đức Giêsu nói về dụ ngôn người gieo giống Chúa 4-8.

­ Các môn đệ hỏi về ý nghĩa dụ ngôn đó Chúa 9-10.

­ Đức Giê-su giảithích về dụ ngôn Chúa 11-15..

­ Việc giải thích được minh chứng bằng dụ ngôn mới về cái đèn Chúa 16-18.

­ Tiếp theo là một trình thuật ngắn Chúa 19-21 để trình bày về việc : Nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.

2. Qua bài giảng trên núi ( Lời Chúa 6,20-40) Chúa Giê-su giảng dạy những điều kiện phải có thể được vào Nước Trời. Nay Chúa dùng những dụ ngôn khác nhau để trình bày về cách tổ chức và sinh hoạt trong Nước đó. Những dụ ngôn này quen gọi là “dụ ngôn Nước Trời”. Dụ ngôn về người gieo giống trong bài Tin Mừng hôm nay trình bày về hiệu quả nghe lời Chúa tùy thuộc vào thái độ của người nghe..

Vì thế suy niệm về dụ ngôn người gieo giống chúng ta cần nghiệm lại thái độ của mình khi nghe lời Chúa dưới mọi hình thức.

3. Lý do Chúa giảng bằng dụ ngôn :

Dụ ngôn là một cách hé mở mầu nhiệm và khơi lên trong lòng thính giả niềm ước mong tìm hiểu thêm ( trường hợp các môn đệ 8,9-10); nhưng dụ ngôn không trình bày hết mầu nhiệm. Cho nên với những người có thiện chí, biết thao thức tìm hiểu, thì dụ ngôn khai mở con đường dẫn tới mạc khải trọn vẹn , nghĩa là hiểu được các chân lý mạc khải; còn với những kẻ thiếu thiện chí thì mầu nhiệm vẫn được bảo toàn (Mt 7,6), nghĩa là các chân lý mạc khải không được bộc lộ ra cho hiểu được, vì thế họ có thể ra chai lỳ hơn.

Sự khác biệt không phải tại Chúa, Người giảng dụ ngôn cho mọi người, nhưng tại người nghe : một bên đi theo sự gợi ý của dụ ngôn ( các môn đệ), một bên không (các luật sĩ ,biệt phái và những người không tin nhận Chúa Giê-su).

Chúng ta cần tỏ thiện chí muốn nghe và sống lời Chúa khi chúng ta bắt chước các môn đệ đến hỏi Chúa, nghĩa là chịu khó học hỏi, tìm hiểu, suy niệm và cầu nguyện để hiểu và sống lời Chúa.

4. Ý nghĩa của dụ ngôn người gieo giống (8,11-15) :

Hạt giống lời Chúa.

Người gieo giống là Chúa Giê-su, Đấng cứu thế.

Ruộng là tâm hồn người ta.

- Hạt giống tốt, theo lệ thường phải mọc và dinh bông trái. Nhưng đồng ruộng cũng chiếm một phần quan trọng trong việc này. Vì ruộng có tốt, cây mới mọc và sinh trái được.

- Những thửa ruộng bất lợi cho hạt giống cũng giống như trường hợp trở ngại không để lời Chúa sinh công hiệu :

* Lời giảng vào tai người nghe mà không chủ tâm gì, cũng giống như hạt giống rơi trên vệ đường.

* Lời giảng vào tai những kẻ ham nghe , nhưng không thích thực hành, có khác chi hạt giống nằm trên sỏi đá, ít rễ, tất nhiên phải héo!

* Lời giảng vào lòng kẻ ham thực hành nhưng đồng thời lại ôm ấp những thú vui ở đời, không chịu từ bỏ. Lời giảng sẽ bị nghẹn, không sinh hoa kết trái, mà có hoa trái, cũng khó đậu đến khi chín.

Hiểu được ý nghĩa của dụ ngôn như vậy, chúng ta nghiệm xét để tự đánh giá mình về thái độ nghe lời Chúa như thế nào.

5. Dụ ngôn người gieo giống và lời Chúa Giê-su giải thích về dụ ngôn đó, cho ta thấy lòng quảng đại vô bờ đến của Thiên Chúa, và sự đáp trả cần phải có của phía con người chúng ta trước ơn huệ của Chúa.

6. Lòng quảng đại của Thiên Chúa được diễn tả theo cách thức gieo giống: người gieo giống làm như không bận tâm đến mức phí tổn do số lượng hạt giống gieo vãi và cũng không lo chọn chỗ đất này, bỏ chỗ đất nọ. Lời Chúa giảng, ơn Chúa ban cho kẻ tốt người xấu, kẻ lành người dữ, kẻ từ chối người đón nhận…. Chúa không dẻ sẻn, không phân biệt lực lọc kẻ xấu người tốt. Ai cũng được Chúa yêu thương. Nhưng hiệu quả tình thương của Chúa còn tùy thuộc vào thái độ của mỗi người đón nhận.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.